Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vị tình báo huyền thoại trong lịch sử cách mạng Việt, làm tướng trong lòng địch

Từng mang quốc tịch Pháp song ông từ bỏ tất cả, trở thành chiến sĩ tình báo chiến lược xuất sắc bậc nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

VTC NewsVTC News05/05/2025


Người được nhắc đến chính là Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo.

Đại tá Phạm Ngọc Thảo sinh năm 1922 tại Long Xuyên, trong gia đình công giáo toàn tòng, trí thức, giàu có bậc nhất Nam Bộ, mang quốc tịch Pháp. Anh em của ông đều du học Pháp, trở thành kỹ sư, bác sĩ, luật sư, bản thân ông cũng mang quốc tịch nước này.

Tuy nhiên, tháng 9/1945, khi Pháp bất ngờ quay lại xâm chiếm Nam Bộ, ông tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp, lên đường chiến đấu, bắt đầu hành trình của người lính, rồi trở thành chiến sĩ tình báo chiến lược xuất sắc bậc nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Đầu năm 1946, ông được tổ chức cử ra miền Bắc học khóa I, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (trường Sĩ quan Lục quân I). Ra trường, ông trở lại miền Nam hoạt động ở địa bàn Khu 8, 9.

Cuối năm 1947, khi được giao làm Trưởng phòng Mật vụ Nam Bộ, chỉ trong thời gian ngắn, ông thống nhất được các lực lượng tình báo Nam Bộ. Năm 1949, Phạm Ngọc Thảo được điều sang làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410 chủ lực Khu 9, có nhiều trận thắng lớn, góp phần mở rộng vùng giải phóng.

Nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo. (Ảnh tư liệu)

Nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo. (Ảnh tư liệu)

Bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Phạm Ngọc Thảo là thời điểm ông làm nhiệm vụ bảo vệ Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn từ Phú Yên về chiến trường Nam Bộ để lãnh đạo kháng chiến. Theo chỉ đạo của cấp trên, ông phải thâm nhập hàng ngũ cao cấp của chính quyền Sài Gòn.

Trong vai sĩ quan cao cấp, ông từng bước gây dựng lòng tin ở hàng ngũ Ngô Đình Diệm, được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa (nay là Bến Tre) năm 1958. Phạm Ngọc Thảo đứng sau nhiều biến động chính trị ở miền Nam đầu thập niên 1960, góp phần không nhỏ trong cuộc đảo chính lật đổ anh em ông Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963.

Những năm làm tỉnh trưởng Kiến Hòa, ông cung cấp nhiều tài liệu liên quan cuộc hành quân của địch trong tỉnh, quân khu, hạn chế thiệt hại. Tại đây, Phạm Ngọc Thảo cũng thả hơn 2.000 tù chính trị với lý do thực hiện chính sách thân dân của Tổng thống, tạo điều kiện để họ tiếp tục hoạt động cách mạng.

Năm 1965, khi bị chính quyền địch truy bắt, Phạm Ngọc Thảo vẫn không từ bỏ nhiệm vụ, quyết tâm ở lại nơi mà ông có thể bị giết chết bất cứ lúc nào. Khi không may sa vào tay địch, ông bị chúng tra tấn dã man, song ý chí sắt đá không hề bị lay chuyển.

Dù bị tra tấn đến chết, nhưng chúng vẫn không hề hay biết ông là nhà tình báo chiến lược, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Như rất nhiều cán bộ, chiến sĩ tình báo kiên trung khác, ông chấp nhận hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc.

Sau ngày đất nước thống nhất, Phạm Ngọc Thảo được truy phong quân hàm Đại tá và được công nhận là liệt sĩ, được truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhớ về Đại tá Phạm Ngọc Thảo, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng xúc động: "Anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta...".

Thiên Bình


Nguồn: https://vtcnews.vn/vi-tinh-bao-huyen-thoai-trong-lich-su-cach-mang-viet-lam-tuong-trong-long-dich-ar940620.html


Bình luận (0)

Simple Empty
No data

Cùng chuyên mục

Những đảo chè xanh mát
29 công trình phục vụ tổ chức Hội nghị APEC 2027
Xem lại màn bắn pháo hoa đêm 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước trên bầu trời TPHCM
Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm