Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Báo Đại biểu Nhân dânBáo Đại biểu Nhân dân15/03/2025

Thầy cô giáo phải là những người có “hơi thở cuộc sống”

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 15.3, PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho biết, hiện nay, các trường đại học của chúng ta đang chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức và mô tả, diễn giải công nghệ. Tuy nhiên, chúng ta cần giảng dạy cho các em một cách căn bản về việc hấp thụ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ. Từ đó, chúng ta có thể đào tạo ra một thế hệ có khả năng làm chủ và sáng tạo công nghệ. Đây là một việc đòi hỏi dài hơi sự thay đổi căn bản trong giáo dục đại học, từ đó sẽ nói tiếp câu chuyện đổi mới sáng tạo. Do vậy, vai trò của các thầy cô giáo hiện nay trong trường đại học phải cần có sự thay đổi và Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cũng nhận thức được sứ mệnh như vậy.

image1-1.jpg
PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Cũng theo PGS.TS Đặng Hoài Bắc, hiện nay có ba yếu tố để đánh giá sinh viên: đó là kiến thức, kỹ năng và hành vi, thái độ trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với xã hội. Về phần kiến thức, sinh viên Việt Nam hiện nay tiệm cận 80 - 90% so với những trường tiên tiến nhất. Tuy nhiên, kỹ năng của sinh viên cần phải cải thiện rất nhiều, và từ kỹ năng này mới có thể có đổi mới trong giáo dục. Do đó, các em phải trải nghiệm ngay từ năm thứ nhất, năm thứ hai. Muốn vậy, cần có những môi trường thực tế để khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên từ sớm, từ xa. Về hành vi, thái độ và trách nhiệm với xã hội thì chúng ta cần có sự giáo dục, cần có các doanh nghiệp có tâm với đất nước, đó là những doanh nghiệp lớn để các em có thể trải nghiệm, học hỏi về trách nhiệm này.

Đồng thời, các thầy cô giáo phải là những người mang “hơi thở cuộc sống” trong quá trình giảng dạy, vừa cập nhật kiến thức, vừa phải là những người đã được trải nghiệm trong môi trường thực tế để sáng tạo, đổi mới về ứng dụng công nghệ, về cung cấp các giải pháp công nghệ. Do vậy, sự gắn kết của các trường đại học phải có sự 3 gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, và ba yếu tố này không thể tách rời nhau.

“Là một trong 5 trường kỹ thuật công nghệ được Chính phủ quy hoạch, được Bộ Giáo dục tín nhiệm, chúng tôi mong muốn các trường đại học có sự cộng tác và chia sẻ. Trong việc thực hiện Nghị quyết 57, mỗi trường đại học giống như một xã hội thu nhỏ, từ việc nghiên cứu, đào tạo, sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo. Trong việc đổi mới sáng tạo, chúng tôi cũng rất mong muốn các trường có thế mạnh sẽ làm những trung tâm đổi mới sáng tạo để tất cả những bạn trẻ có ý tưởng đều được vào tham gia và trải nghiệm”, PGS.TS Đặng Hoài Bắc nhấn mạnh.

"Nếu nói Việt Nam hùng cường thì tri thức cũng phải hùng cường"

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, khung pháp lý của chúng ta cũng cần phải được tháo gỡ một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo nhanh chóng đưa các chủ trương mới, đột phá của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống trong bối khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ.

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc hiện nay, việc học tập suốt đời đang trở nên cần thiết, nhất là ngay trong ngành khoa học. công nghệ. Đến năm 2040, Việt Nam sẽ hết thế hệ dân số vàng và lúc đó tỷ lệ những người lớn tuổi sẽ tăng lên. Nếu chúng ta không nhìn ra nhu cầu đào tạo, nhu cầu học tập của xã hội sắp tới là rất lớn thì sẽ xuất hiện bài toán là thiếu hụt nguồn nhân lực.

image1-2.jpg
Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Bên cạnh đó, theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, vấn đề bây giờ là chúng ta phải nhìn vào bài toán toàn cầu. Đưa ra ví dụ về mô hình xuất khẩu tri thức ra nước ngoài, ông cho rằng, chúng ta phải tự tin và xuất khẩu tri thức. Nếu nói Việt Nam hùng cường thì tri thức cũng phải hùng cường. Chúng ta phải có sự so sánh với nước ngoài, như Ấn Độ, Trung Quốc – những nước có kế hoạch xuất khẩu tri thức rất tốt. Vì vậy Việt Nam cũng phải chú trọng làm nguồn nhân lực chất lượng cao toàn cầu hoặc là xuất khẩu tri thức. Như vậy, cũng phải có những chính sách mạnh mẽ hơn. Thậm chí, cần có chính sách của nhà nước coi nghiên cứu sinh, những người học thạc sĩ cũng là một nghề được trả lương và được cống hiến giống như các nghề hiện tại. Coi đây là một nghề nghiệp thực sự và có những đóng góp chất xám.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/thao-go-vuong-mac-the-che-manh-me-de-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-cac-co-so-dao-tao-post407455.html


Bình luận (0)

Simple Empty
No data

Cùng chuyên mục

Cú 'quay xe' của nữ sinh duy nhất được tuyển thẳng vào Trường ĐH Y dược TP.HCM
Trí tuệ nhân tạo hoạt động như thế nào?
Tp. Hồ Chí Minh - vóc dáng của một 'siêu đô thị' hiện đại
Loạt sự kiện hứa hẹn sẽ đưa hình ảnh Bình Định vươn xa

Cùng tác giả

Di sản

Figure

Enterprise

No videos available