Đây là cuộc làm việc thứ 10 trong vòng 1 tháng qua của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cùng Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tới.
Dự tọa đàm có các Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Đại sứ, Đại biện, Tham tán các nước ASEAN tại Việt Nam; lãnh đạo các doanh nghiệp ASEAN tại Việt Nam.
Thời gian qua, quan hệ Việt Nam - ASEAN là minh chứng sống động về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hợp tác và liên kết khu vực thành công. Với sự tin cậy và nỗ lực từ cả hai phía, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN nói chung và từng nước ASEAN nói riêng tiếp tục đà phát triển tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, trong đó, hợp tác về kinh tế - thương mại - đầu tư tiếp tục là điểm sáng.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN trong năm 2024 đạt 83,6 tỷ USD. ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Nhiều nước ASEAN nằm trong top đầu những nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong đó, Singapore là quốc gia đứng đầu ASEAN đầu tư vào Việt Nam, với 3.946 dự án, đạt 84,3 tỷ USD; Thái Lan 755 dự án, đạt 14,3 tỷ USD; Malaysia có 767 dự án, đạt 129 tỷ USD. Chiều ngược lại, Việt Nam có 871 dự án tại các nước ASEAN với tổng số vốn đạt gần 12,1 tỷ USD, lần lượt là Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Singapore... Tuy nhiên, kết quả này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm lực của ASEAN và kỳ vọng, mong muốn, điều kiện của Việt Nam.
Doanh nghiệp ASEAN đề nghị, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện, có khung pháp lý rõ ràng, thực thi nhất quán; tiếp tục hợp lýhóavà minh bạch thực thi chính sách về thuế; đơn giảnhóathủ tục thông quan; xóa bỏ các rào cản kỹ thuật đối với hànghóanhập khẩu; có chính sách cấp giấy phép lao động và visa cởi mở, thống nhất; chính sách thông thoáng hơn về sử dụng đất, sở hữu nhà cho người nước ngoài; đơn giảnhóa, rút ngắn thời gian phê duyệt và cấp phép đầu tư; cấp điện ổn định, với giá ưu đãi… Các doanh nghiệp đồng thời phản ánh, đề xuất giải quyết một số vấn đề tại các dự án cụ thể.
Sau khi các bộ, ngành và các Phó Thủ tướng Chính phủ trao đổi, làm rõ và giải đáp các đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp ASEAN, kết luận tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn các nước ASEAN, doanh nghiệp ASEAN luôn ủng hộ, đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển suốt thời gian qua; đặc biệt tại tọa đàm đã có nhiều ý kiến thể hiện sự hiểu biết, thẳng thắn, chia sẻ tầm nhìn và góp ý để Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng tốt hơn trong thời gian tới.
Trên tinh thần cầu thị, tiếp thu, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành chủ trì, phối hợp “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” xử lý, giải quyết các ý kiến của doanh nghiệp để quan hệ của các doanh nghiệp ASEAN với Việt Nam ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn; phản hồi, làm rõ một số vấn đề cụ thể được các doanh nghiệp ASEAN quan tâm, trăn trở, đề xuất như về giá mua - bán điện của các dự án điện tại Việt Nam, thủ tục cấp phép, đầu tư, hoạt động ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các vướng mắc trong đầu tư phát triển ngành logistics, phát triển thương mại điện tử, sản xuất nông nghiệp sạch, chính sách về đất đai...
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam đang nỗ lực giải quyết, trên tinh thần “lợi ích hàihòa, rủi ro chia sẻ, không để ai phải chịu thiệt thòi” nếu doanh nghiệp còn vướng mắc thì tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để giải quyết trên tinh thần thẳng thắn, bình đẳng, lắng nghe, chia sẻ.
Phân tích tình hình thế giới hiện nay, nhất là cạnh tranh thương mại, Thủ tướng cho rằng, mọi quốc gia đều phải chung sống, thích ứng linh hoạt, hiệu quả. Do đó, Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN và doanh nghiệp ASEAN thực hiện 5 hơn: Về chính trị ngoại giao, đoàn kết thống nhất hơn; về kinh tế, thúc đẩy kết nối hơn, hợp tác sâu rộng chặt chẽ hiệu quả hơn; về tư duy, mạnh dạn đổi mới tư duy mạnh mẽ, hiệu quả hơn; có nhiều nhóm giải pháp đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhiều hơn; trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm hơn, trong đó phối hợp chặt chẽ nhiều hơn giữa các nước, doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam luôn coi ASEAN là ngôi nhà chung, là láng giềng gần gũi, đồng thời xác định ASEAN là ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại và luôn nỗ lực hết mình cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh. Tuy nhiên, dư địa hợp tác giữa Việt Nam - ASEAN còn lớn, không gian hợp tác còn rất rộng, mục tiêu, mong muốn hợp tác giữa hai bên chưa được đáp ứng. Do đó hai bên đã nỗ lực rồi cần nỗ lực cao hơn, đã cố gắng rồi cần cố gắng hơn nữa, đã hiệu quả rồi thì hiệu quả hơn, trong đó doanh nghiệp ASEAN phải đi đầu, dẫn dắt thực hiện nhiệm vụ này.
Thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam kiên trì, kiên định đường lối đổi mới, đường lối đối ngoại, phấn đấu tăng tốc, bứt phá, về đích, đạt mức tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực để những năm tiếp theo đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số, để đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao; mong muốn các nước ASEAN, trong đó có các doanh nghiệp ASEAN tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình này.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam có trách nhiệm với các nước, doanh nghiệp ASEAN để xây dựng một ASEAN thống nhất trong đa dạng, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN, hướng đến một ASEAN giàu mạnh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Theo Thủ tướng, năm 2024, môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, được cộng đồng quốc tế, nhà đầu tư đánh giá tích cực. Nhiều tổ chức quốc tế lớn đã nâng hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam: Xếp hạng tín nhiệm ở mức “ổn định”, tăng 12 bậc; chỉ số phát triển Chính phủ điện tử tăng 15 bậc, chỉ số tự do kinh tế tăng 13 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc, phát triển bền vững tăng 1 bậc, là top 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn thông tin mạng. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất chiến lược, kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang tập trung cho 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực để có “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị và nguồn nhân lực thông minh”, giúp doanh nghiệp đầu tư, làm ăn hiệu quả, bền vững; mong muốn các doanh nghiệp ASEAN mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đúng luật pháp và hiệu quả cao; chuyển giao khoa học công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ lõi, công nghệ nguồn; góp ý cho Việt Nam trong hoàn thiện thể chế pháp luật; hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực và chia sẻ kinh nghiệm quản lý thông minh cho Việt Nam.
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/doanh-nhan/doanh-nghiep-asean-cung-viet-nam-but-pha-hoi-tu-suc-manh-kien-tao-tuong-lai/20250305084148506
Bình luận (0)