Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Độc đáo Lễ hội rước ‘vua, chúa sống’ tại Đông Anh, Hà Nội

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế21/02/2024


Cứ vào dịp đầu Xuân năm mới, xã Thụy Lâm nói chung và người dân làng Thụy Lôi nói riêng lại tổ chức Lễ hội đền Sái kéo dài từ ngày 11-15 tháng Giêng Âm lịch với nghi lễ khai mạc “có một không hai” là rước vua, chúa là người thật và chém tinh gà trắng thu hút đông đảo du khách thập phương.
Cơn sốt 'Đào, phở và piano' vấ
Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa tại xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. (Nguồn: Báo Đại đoàn kết)

Di tích lịch sử đền Sái được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1986, nơi đây thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ có công giúp vua Thục – An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Tương truyền rằng, bấy giờ, Thục Vương đắp thành ở đất Việt Thường rộng nghìn trượng, cuốn tròn như hình con ốc nên gọi là Loa Thành. Thành cứ đắp xong lại đổ, vua lấy làm lo mới trai giới để khấn trời đất và thần sông núi rồi khởi công đắp lại. Vua hỏi nguyên cơ vì sao thành xây lại đổ nhiều lần, Rùa Vàng đáp đó là tinh khí của núi sông vùng này có con quỷ Bạch Kê Tinh (tinh gà trắng) nấp trong núi Thất Diệu. Nhà vua cùng đoàn tùy tùng gồm chúa và các quan lại trong triều lập đài cầu khẩn thần linh, nên được Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách kế chém giết tinh gà trắng để việc xây thành có thể được hoàn thành.

Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ, nhà vua đã xây đền thờ ở đỉnh núi Thất Diệu, chính là đền Sái ngày nay. Đền cũng chính là nơi Huyền Thiên tu luyện nên còn được gọi với cái tên khác là Vũ Đương Sơn.

Lễ hội rước vua chúa bằng người thật được tổ chức với mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của nhân dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng và nhân dân Đông Anh nói chung.

Cơn sốt 'Đào, phở và piano' vấ
Người vào vai chúa được vẽ mặt màu đỏ để phân biệt với vua. (Nguồn: Hà Nội mới)

Để chuẩn bị Lễ hội cho đền Sái, người dân địa phương đã phải chọn ra những người đóng vua giả, chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là các ông lão vào tuổi 75 và gia cảnh hạnh phúc. Trước khi vào lễ rước, chúa sẽ ra sau sân đền làm thủ tục chém gà tượng trưng.

Trong buổi lễ rước, đi sau vua chúa là quan Tán lý, một trong 4 vị quan ngồi võng tham gia lễ rước. Ngoài ra, còn 3 vị quan khác được mệnh danh là "tứ trụ triều đình" gồm quan Thự vệ, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ (tất cả các quan đều trên 60 tuổi). Các ông được ngồi võng cho lính rước suốt hành trình.

Cơn sốt 'Đào, phở và piano' vấ
Kiệu rước vua được hàng chục thanh niên thay phiên nhau đỡ và tung hô giúp khuấy động Lễ hội. (Nguồn: Kinh tế Đô thị)

Sau khi được rước từ Đình làng, vua làm lễ tế Cao Sơn Đại Vương tại đền Thượng, còn chúa thì bái ngài Huyền Thiên Trấn Vũ tại đền Sái. Đến đầu giờ chiều, vua lại ra đền Thượng để chuẩn bị cho lễ rước thứ 2 trở lại đình. Lễ bái xong, “vua, chúa sống” sẽ được rước trên kiệu, đến cánh đồng chầu, vua làm lễ bái vọng Đức Thánh Huyền Thiên trên đền Sái, sau đó, cùng quan trở về đình. Kiệu "chúa, vua" được hàng chục thanh niên là con cháu trong dòng họ của hai người được chọn đóng giả vua và chúa thay phiên nhau đỡ và tung hô.

Lễ hội rước vua chính là dịp để mỗi người dân, mỗi du khách được giao lưu, cộng cảm và trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc để mỗi người gửi vào đó tình cảm và khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, giá trị hơn. Đó không chỉ là nét đẹp, mà còn là tài sản vô giá cần được bảo lưu, trao truyền, gìn giữ, phát huy.



Nguồn

Bình luận (0)

Simple Empty
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Tp. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày thống nhất
Trời đất giao hoà, vui cùng non sông
Pháo hoa rợp trời chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
50 năm đất nước thống nhất: Khăn rằn - biểu tượng bất diệt của người Nam bộ

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm